Ngày chung vui của đôi bạn sắp đến, phần nhiều số quan khách là người miền Tây, bạn có lo lắng vì khẩu vị của họ tương đối khác, lựa chọn một thực đơn tiệc cưới làm hài lòng thực khách là điều bạn nên nghĩ tới.
Người miền Tây nổi tiếng với sự phóng khoáng vì vậy tiệc cưới của họ cũng mang màu sắc vui tươi, không khí ấm áp, gần gũi đậm chất chân quê và vui nhộn. Những món ăn trong thực đơn cưới cũng đậm chất phóng khoáng, vui tươi và mộc mạc. Những khác biệt này là do ở mỗi vùng, mỗi miền luôn có những khác nhau do khác biệt văn hóa vùng miền và những quan điểm cưới hỏi.
Đặc điểm của thực đơn miền Tây
Khác với thực đơn cầu kì của người miền Bắc, món ăn trong lễ cưới ở miền Tây chỉ khoảng 5 món, được dọn lên theo thứ tự nhất định. Những món ăn này chủ yếu được làm từ đặc sản của địa phương, vùng nào có món gì ngon thì đãi món ấy.
1. Những món kỵ
Một số điều cấm kỵ khi chọn món ăn trong bạn cần phải biết, đó chính là không được chọn các món canh chua, canh đắng và món mắm. Vì theo quan niệm của họ, những món ăn này có vị rằng “chua”, “đắng” và mắm “hôi” sẽ không đêm lại may mắn cho đôi uyên ương. Tương tự, cá lóc nướng trui dù là đặc sản của miền Tây Nam Bộ nhưng không bao giờ có trong thực đơn của lễ cưới vì họ cho rằng màu đen của cá nướng sẽ đem lại vận xui, trong khi cá hấp thì có. Họ thường nhờ người nấu đám ở nhà hoặc tự nấu. Hàng xóm rất nhiệt tình, họ thường giúp gia chủ chuẩn bị trang trí tiệc cưới, đãi ăn và dọn dẹp sau lễ. Vì vậy lễ cưới ở miền Tây rất sôi động và vui tươi.
2. Món khai vị không thể thiếu
Thực đơn cưới ở miền Tây gồm có món khai vị, thường là súp hoặc cháo. Nếu gia đình khá giả thì nấu súp tổ yến, còn bình thường là súp hải sản hoặc cháo nấm. Món kế tiếp trong thực đơn phải là món khô (không có nước). Mọi người thường gọi là “bốn món ăn chơi”, thường có gỏi, chả giò, nem, thịt nguội hoặc tôm chiên bột tùy thuộc vào gia chủ. Những món này được dọn lên cho thực khách ăn trong khi chờ đợi món chính nên được gọi là “món ăn chơi”.
3. Món ăn chính đặc trưng
Món chính vùng này thường là gà quay, heo sữa, cá lóc, cá chẽm được chế biến theo nhiều cách khác nhau như hấp, chiên xù hay nấu lẩu ăn kèm với rau. Sau đó là đến món cơm hoặc xôi, có thể là cơm chiên, xôi gà, hay xôi gấc. Những món này có thể dọn cùng lên với món chính. Và cuối cùng sau bữa ăn thường là trái cây tráng miệng hoặc món bánh do nhà tự làm. Ngày nay, một số nhà hàng thay món tráng miệng bằng kem hoặc rau câu để thay đổi mùi vị.
4. Nét truyền thống dễ nhận thấy nhất
Một điểm khác biệt trong đám cưới của người miền Tây đó chính là thay vì đãi bia, họ sẽ chiêu đãi quan khách bằng rượu đế do người dân tự làm. Ở những gia đình khá giả dù có thể đãi bia, nhưng họ vẫn sử dụng rượu trong thực đơn như là một nét truyền thống trong đám cưới của người miền Tây.
Đám cưới ở miền Tây rất vui và náo nhiệt. Nhà nào có tiệc là hàng xóm giúp đỡ rất nhiệt tình, đây được xem là một đức tính tốt đẹp của con người miền Tây, chân thành, tình cảm và phóng khoáng.
Nếu bạn vẫn băn khoăn, không biết nên kết hợp cái tính phóng khoáng dân dã trong các món ăn truyền thống, với hương vị cao sang đài các nơi các nhà hàng cưới cao cấp, hãy tham khảo thực đơn tiệc cưới của nhà hàng Metropole, bởi các mẫu thực đơn tại đây là sự hòa quyện của tinh túy ẩm thực miền Nam và nét cao sang quyền quý của ẩm thực thế giới đấy.
Chúc bạn có 1 buổi tiệc vui vẻ và tràn đầy hạnh phúc.