Lên danh sách khách mời khi tổ chức đám cưới với cô dâu chú rể chưa bao giờ là điều dễ dàng vì bạn phải cân đo đong đếm nên mời ai, không nên mời ai và cân đối với ngân sách cưới của mình nữa. Với 3 bí quyết đơn giản sau đây, chắc hẳn quá trình chọn lọc khách mời của bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều, cùng tham khảo nhé.
1.Phân loại nhóm khách mời
Số lượng khách mời đám cưới phụ thuộc vào hầu bao mà bạn đang có, tuy nhiên, việc chọn mời người này và bỏ qua người khác lại được quyết định dựa trên mối quan hệ của gia đình bạn với người khách ấy.
Vì vậy, bạn có thể lập 4 danh sách A, B, C, D để nhóm từng nhóm khách mời lại. Nhóm A là những khách mời không thể thiếu như thành viên gia đình, bạn bè thân thiết…Nhóm B là những người có quan hệ trực tiếp trong cuộc sống và công việc như bạn học, đồng nghiệp, đối tác… Nhóm C bao gồm những bạn bè của bố mẹ hai bên. Nhóm D là nhóm những vị khách bạn ít liên lạc nhất, như bạn bè từ thời trung học, những đồng nghiệp cũ…
Điều này giúp bạn không bỏ sót những vị khách mời và chọn lọc sẽ nên và không nên mời ai. Việc tổ chức đám cưới của bạn nhờ vậy mà dễ dàng hơn rất nhiều này. Việc điều chỉnh khách mời cũng thuận tiện hơn vì có danh sách phân loại rõ ràng, khi tăng hoặc giảm, bạn sẽ bắt đầu ở nhóm D trước, và tuần tự tiến ngược về nhóm A.
2. Nhóm khách mời của bố mẹ
Trong nhiều đám cưới, lượng khách mời của bố mẹ thậm chí còn nhiều hơn khách mời của cô dâu và chú rể cộng lại. Khách mời của bố mẹ cũng chính là một trong những vấn đề gây rắc rối nhất trong quá trình tổ chức đám cưới. Số lượng các khách mời này có thể tăng hoặc giảm đột ngột mà bạn rất khó lường trước.
Ngay từ đầu, bạn nên phân chia mọi thứ rõ ràng với cả hai bên gia đình. Tiếp đó, bạn cần giới hạn số lượng khách mời tối đa. Và bố mẹ cần chuẩn bị một danh sách khách mời dựa trên giới hạn này. Cho dù chi phí đám cưới hầu hết do một bên gia đình đảm nhận đi nữa thì hai bạn cần phải rõ ràng ngay từ đầu, thống nhất số lượng khách mời công thỏa đáng cho cả hai bên gia đình.
3. Dự trù khách mời đi kèm
Ngoài những vị khách chính, bạn có thể cần đón tiếp cả những người đi kèm bao gồm vợ/chồng, người yêu và con cái của các vị khách. Bạn nên ghi rõ trên thiệp một câu ghi chú như “vui lòng thông báo trước nếu bạn có người đi cùng” để dễ dàng nắm được số lượng, hoặc phán đoán xem những vị khách nào thường đi kèm 1 người khác để từ đó đặt đủ bàn cho họ. Điều này giúp việc tổ chức đám cưới của bạn thuận tiện hơn, tránh trường hợp khách đến quá đông mà bạn không có đủ chỗ ngồi cho khách.