Cưới là ngày trọng đại trong cuộc đời mỗi người. Để chuẩn bị lễ cưới của mình được diễn ra suôn sẻ, trọn vẹn đôi uyên ương thường phải dành rất nhiều thời gian, công sức để chuẩn bị nhưng không thể tránh khỏi những sai sót có thể xảy ra. Đôi khi là quên hỏi kỹ và thỏa thuận kỹ để được hưởng những ưu dãi tiệc cưới, hay những cam kết về chất lượng dịch vụ, hoặc là thống nhất kế hoạch tổ chức tiệc cưới ở hai bên gia đình. Có những sai sót rất cơ bản mà nhiều cặp đôi lại quên. Dưới đây là những sai sót mà các cô dâu chú rể thường mắc phải, tham khảo để tránh các bạn nhé.
1. Cam kết rõ ràng, cụ thể giá cả, dịch vụ
Đây là việc bạn thường coi nhẹ và có khi bỏ quên. Điều này tưởng không có gì to tát nhưng khi gặp sự cố thì bạn lại thấy vô cùng quan trọng. Dù bạn có quen biết và tin tưởng nhà cung cấp đến mấy thì bạn cũng nên ký cam kết rõ ràng mọi thứ với họ. Nhớ là bạn phải làm bằng biên bản chứ không nên ký kết bằng miệng, khi có chuyện gì bạn nên đem biên bản ra đối chứng. Đặc biệt là các khoản ưu đãi tiệc cưới, khuyến mãi,… cần được ghi cụ thể trong hợp đồng.
Với những gói dịch vụ tốn nhiều tiền thì bạn càng phải làm hợp đồng rõ ràng chừng nào tốt chừng ấy, ví dụ hợp đồng cưới, chụp ảnh cưới, trang phục cưới… là những thứ bạn nên thỏa thuận rõ ràng, cụ thể với nhà cung cấp dịch vụ. Có thể họ sẽ cảm thấy hơi khó chịu vì sự kỹ càng của bạn, nhưng tin tưởng trên cơ sở cam kết rõ ràng sẽ giúp cả hai bên đều an tâm hơn, đặc biệt là với một núi những công việc bạn đang cần thực hiện trong quá trình chuẩn bị cưới.
2. Thống nhất kế hoạch tổ chức
Để không tạo nên những xích mích không đáng có, ngay từ đầu nhà trai và nhà gái nên ngồi lại thống nhất tất cả mọi thứ liên quan đến hai bên gia đình. Những người lớn đã có kinh nghiệm cưới xin nên cũng sẽ là nhà tư vấn đáng tin cậy cho hai bạn về các thủ tục nghi lễ và những điều cần lưu ý trong ngày cưới.
3. Chuẩn bị mọi thứ cho cuộc sống vợ chồng
Đồng thời với quá trình chuẩn bị cho việc cưới xin, thì hai bạn cũng dành thời gian sắm sửa cho cuộc sống mới của mình. Việc chuẩn bị phòng tân hôn, mua sắm những vật dụng cần thiết… Nếu hai bạn sống riêng thì việc chuẩn bị nhà cửa phải cần một khoản lớn hơn. Nếu bạn quyết định sống cùng bố mẹ, khoản tiền sắm sửa chủ yếu cho phòng ngủ và vật dụng sinh hoạt riêng của hai vợ chồng. Ngoài ra, khoản tiết kiệm chung tốt nhất nên đủ duy trì cuộc sống của hai bạn trong vòng ít nhất 2 – 3 tháng đầu.
4. Dự phòng ngân sách, chi phí
Đám cưới rất dễ phát sinh chi phí, vì vậy, để bạn không phải lúng túng ứng phó thì trong chi phí cưới bạn nên trích một khoản chi phí dự phòng cho đám cưới. Việc lập chi phí dự phòng sẽ không làm bạn lo thâm hụt ngân sách mà biết đâu khoản này sẽ bỏ vào khoản tiết kiệm để trang trải cho cuộc sống về sau.
5. Đăng ký kết hôn
Việc đăng ký kết hôn có thể thực hiện trước hoặc sau lễ cưới đều được. Tuy nhiên, bạn không nên bỏ lơ vì điều này sẽ công nhận cuộc hôn nhân hợp pháp của hai bạn. Vì vậy, đừng vì mải mê việc tổ chức tiệc cưới mà quên đi thủ tục không kém phần quan trọng của hai bạn.
Việc chú ý đến từng chi tiết nhỏ như các ưu đãi tiệc cưới là một cách tiết kiệm cho đám cưới của bạn hay việc đăng kí kết hôn là một điều rất quan trọng cho cuộc sống vợ chồng sau này. Chúc các bạn có được một đám cưới trong mơ của mình nhé.