Mỗi món ăn tiệc cưới truyền thống ở mỗi vùng miền được gắn liền với những giá trị văn hóa khác nhau, điều này làm nên những điểm đặc biệt cho tiệc cưới. Bạn có biết, bánh chưng xanh là một món không thể thiếu trong tiệc cưới của người miền Bắc. Vì đây lại có truyền thống này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một câu chuyện để hiểu thêm về món ăn tiệc cưới miền Bắc, cũng như âm thực của các món ăn trong đám cưới nhé. Đây là một câu chuyện được các bậc ông cha kể lạ từ những năm 1970. Tuy cuộc sống hiện đại, nhưng những nét văn hóa truyền thống vẫn được giữ lại trong các mâm cỗ cưới.
Bánh chưng xanh không bao giờ thiếu trong các bữa cỗ cưới của làng tôi ngày trước, nước cốt lá dong riềng làm bánh luôn có màu xanh rất đẹp. Gói bánh, người làng tôi lấy lá dừa gập lại cài ghim tre làm khuôn chứ không dùng khuôn gỗ. Phải luộc bằng nước giếng khơi thì bánh mới ngon chứ không dùng nước mưa.
Năm 1974, chị tôi lấy chồng. Những năm chiến tranh, thực phẩm khan hiếm, mẹ tôi nuôi một con lợn để dành đến ngày chị lên xe …đạp ngày đón dâu. Chưa đầy mười tuổi, tôi không hiểu vì sao con lợn do chính nhà mình nuôi, mà khi thịt nó để làm cỗ cưới, các ông chú của tôi lại phải bỏ nó vào một cái bao chứa đầy tro bếp. “Để cho nó khỏi kêu, dân quân đến bây giờ”. Ông chú có lời giải thích ấy tên là Liêm, một vận động viên bóng chuyền nhưng nổi tiếng ở làng bởi tài nấu cỗ. Khi đó, người dẫn hễ nuôi lợn là phải bán cho nhà nước. Chữ “thu mua” chắc chắn có từ thời đó, thu trước, mua sau mà.
Trong đám cưới ấy tôi có nhiệm vụ đi xin lá dong riềng khắp xóm, mang về rửa sạch, xé nhỏ cho vào cối giã rồi vắt lấy nước. Thứ nước xanh đặc sánh và thơm phức ấy đem trộn vào gạo nếp để gói bánh chưng. Món bánh chưng ngon không bao giờ thiếu trong các bữa cỗ cưới của làng tôi ngày trước, nước cốt lá dong riềng làm bánh luôn có màu xanh rất đẹp. Gói bánh, người làng tôi lấy lá dừa gập lại cài ghim tre làm khuôn chứ không dùng khuôn gỗ. Còn khi luộc, ông Liêm bảo phải luộc nước giếng khơi thì bánh mới ngon, không dùng nước mưa, mặc dù nhà tôi có một bể nước mưa lớn.
Làng trồng hoa nhưng bố mẹ tôi trồng cam và trở thành một nhà giàu! Trong góc nhà có một tủ lớn đựng bát đĩa và hàng trăm chiếc bát đĩa sứ cổ kim, thìa nĩa, nồi nhôm, mâm thau rất nhiều, cối đá, thớt nghiền đủ cả. Nhiều đám cưới trong làng đến nói khó, mẹ tôi lại cho mượn bát đĩa, nồi niêu. Bát “chiết yêu”, theo cách gọi của bà nội tôi, là chiếc bát sứ đáy nhỏ, nhưng miệng lại loe rộng để đựng canh miến. Đĩa “cây mai” men lam trổ chữ nho thì để bày giò chả. Nhớ lại, món ăn tiệc cưới của quê tôi có rất nhiều giò.
Mỗi đám cưới, gia chủ sẽ mổ lợn để làm giò đãi khách. Đặc biệt, không chỉ làm giò lụa, giò thủ công mà có cả giò hoa và giò mỡ. Có lẽ giò hoa và giò mỡ mọi người ít biết. Giò hoa được làm bằng cách Lấy một ít thịt đã giã nhuyễn, trộn mộc nhĩ, mỡ thái hạt lựu, bó thành giò, luộc lên và sau đó bọc ngòai bằng một lớp trứng tráng mỏng như giấy. Còn giò mỡ được làm đơn giản hơn, đó là lấy miếng ba chỉ cuộn thành giò và luộc nhừ.
Mỗi món ăn không chỉ chưa đựng vị thơm ngon của nó, mà nó còn là cả một câu chuyện dài chứa đựng những giá trị văn hóa, bản sắc dân tộc, cũng như tình cảm gia đình, bạn bè, chòm xóm. Qua câu chuyện trên, ta hiểu hơn những nét đẹp trong món ăn tiệc cưới của người miền Bắc, và thêm yêu hơn những giá trị văn hóa của mỗi vùng miền, cũng như của Việt Nam.
Trung tâm hội nghị tiệc cưới GEM Center - địa điểm được nhiều cặp đôi…
Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc…
Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc…
Tiệc cưới là một trong những dịp quan trọng và đặc biệt trong cuộc đời…
Tổ chức một tiệc cưới ngoài trời không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp…
Khi tổ chức tiệc cưới hoàn hảo, việc lựa chọn thực đơn tiệc cưới nhà…