Categories: Cưới

Cần biết gì khi lên thực đơn cho đám cưới miền Bắc

Mỗi vùng miền đều có những đặc trưng khác nhau trong văn hóa cưới hỏi, từ phong tục, truyền thống cưới và cũng có thể thấy rõ nhất trong các thực đơn mâm cỗ cưới. Đối với bàn tiệc cưới, mỗi vùng đều có những điểm khác biệt riêng để phục vụ cho khách mời tiệc theo đúng khẩu vị của khách, giúp bầu không khí thêm vui vẻ. Hơn nữa, ở một số vùng miền thì món ăn được phục vụ trong tiệc cũng mang những ý nghĩa nhất định. Bài viết dưới đây sẽ mang đến cho các cặp đôi kinh nghiệm chọn thực đơn tiệc cưới miền Bắc đặc sắc nhất.

Phong tục cưới hỏi miền Bắc

Lên dạm ngõ

Đây là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất với cô dâu chú rể ở miền Bắc. Trước khi làm lễ dạm ngõ thì nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt. Mục đích của lễ chạm ngõ này là người lớn bên gia đình nhà trai sang nhà gái thưa chuyện và xin phép gia đình nhà gái, để chú rể có thể chính thức qua lại với cô dâu.

Đây là nghi lễ truyền thống quan trọng nhất với cô dâu chú rể ở miền Bắc

Lễ ăn hỏi

Nghi lễ này như một lời khẳng định chính thức rằng gia đình hai bên đã chấp thuận mối hôn sự này. Trước đây, các gia đình miền Bắc sẽ tách riêng lễ ăn hỏi, lễ cưới và nạp tài thì ngày nay để tiết kiệm thời gian của 2 bên gia đình, lễ ăn hỏi sẽ bao gồm các nghi lễ trên. Trong lễ ăn hỏi, nhà trai sẽ mang đến nhà gái 30 chục trầu và tráp ăn hỏi.

Trước đây, các gia đình miền Bắc sẽ tách riêng lễ ăn hỏi, lễ cưới và nạp tài thì ngày nay để tiết kiệm thời gian của 2 bên gia đình, lễ ăn hỏi sẽ bao gồm các nghi lễ trên.

Lễ cưới

Sau lễ ăn hỏi từ 3 đến 4 tuần, lễ cưới sẽ được tổ chức dựa trên ngày lành tháng tốt mà 2 bên gia đình đã lựa chọn từ trước. Lễ cưới chính là nghi lễ quan trọng nhất trong phong tục cưới hỏi của người miền Bắc và nhà trai sẽ chính thức rước cô dâu về nhà. Lễ cưới thường được tổ chức vào buổi sáng và buổi chiều tối sẽ dành cho phần tiệc cưới. Tùy theo điều kiện và sở thích mà tiệc cưới có thể tổ chức tại nhà hàng khách sạn hoặc tại nhà riêng.

Sau lễ ăn hỏi từ 3 đến 4 tuần, lễ cưới sẽ được tổ chức dựa trên ngày lành tháng tốt mà 2 bên gia đình đã lựa chọn từ trước

Thực đơn tiệc cưới xưa và nay

Thực đơn cưới xưa

Ngày xưa, nhất là ở Hà Nội, để thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp, bàn tiệc cưới nhất định phải có những món đắt tiền như súp yến, vi cá,.. Món tráng miệng cũng được quy định là bánh phu thê (bánh su sê) mang lại ý nghĩa chúc lành cho đôi uyên ương mới cưới và thể hiện đây chính là một đám cưới chốn kinh thành.

Ngày xưa, nhất là ở Hà Nội, để thể hiện sự sang trọng và đẳng cấp, bàn tiệc cưới nhất định phải có những món đắt tiền như súp yến, vi cá

Đám cưới làng quê miền Bắc đặc biệt ở chỗ rất đông người tham dự từ làng xóm thậm chí cả làng bên với số lượng lên đến hàng trăm người. Vì thế, gia đình hai bên sẽ chuẩn bị cho mâm cỗ trước cả tháng. Các nguyên liệu như thịt lợn, gà, vịt,..sẽ được mua về và vỗ béo trong thời gian dài để làm thịt đãi tiệc. Các món từ thịt lợn như lòng, giò lụa,..và thịt gà luộc lá chanh là những món không thể thiếu trong mâm cỗ tiệc cưới của làng quê miền Bắc.

Các món từ thịt lợn như lòng, giò lụa,..và thịt gà luộc lá chanh là những món không thể thiếu trong mâm cỗ tiệc cưới của làng quê miền Bắc

Thực đơn cưới hiện đại

Theo thời gian, mâm cỗ của người dân miền Bắc có sự thay đổi khi thêm bớt một vài món ăn cho phù hợp với khẩu vị của thực khách ngày nay. Nhưng một số món đặc trưng không thay đổi ví dụ như: gà luộc lá chanh, chim câu hầm, nộm gỏi,. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của món xôi gấc làm cho bàn ăn thêm màu sắc và đẹp cũng như mang đến nhiều ý nghĩa. Màu đỏ của gấc là màu sắc của trời đất hòa hợp cũng như tượng trưng cho tình yêu son sắt, nồng nàn của lứa đôi.

Theo thời gian, mâm cỗ của người dân miền Bắc có sự thay đổi khi thêm bớt một vài món ăn cho phù hợp với khẩu vị của thực khách ngày nay

Một số gợi ý thực đơn đám cưới hiện đại ở miền Bắc

Thực đơn 1:

Khai vị: Súp gà ngô ngọt, súp măng tây, súp bí ngô kem nấm

Món rán: Tôm bóc vỏ chiên trứng muối – Tôm hấp trái dừa

Món cá: Cá quả phi lê sốt – Cá tầm nướng

Món sốt, hầm: Thịt bò sốt tiêu đen

Món gà, chim truyền thống: Chim câu sốt nước dừa – Chim quay – Gà luộc lá chanh

Nộm: Nộm sứa – Nộm rau quả thập cẩm

Món canh: Canh bóng

Tinh bột: Xôi vò hạt sen, xôi gấc – cơm tám

Tráng miệng: Caramen (bánh flan), hoa quả (trái cây)

Thực đơn 2:

Món khai vị: Salad sắc màu tình yêu, súp tôm Hoàng kim

Món chính:

Gà mái ta quay Quế Lâm

Phile bò sốt vị tỏi

Cá lăng nướng muối ớt

Tôm sú chiên trứng muối

Cơm tám Thái

Xôi xéo mỡ hành

Cải ngồng Lạng Sơn luộc

Canh thập cẩm

Món tráng miệng: Cam canh

>>> Tham khảo: Món ăn ngon đưa vào thực đơn tiệc cưới

Người dân miền Bắc rất coi trọng lễ nghi đặc biệt với những sự kiện trọng đại như cưới hỏi. Vì thế, các cặp đôi có thể tham khảo bài viết này để biết rõ hơn về các thực đơn tiệc cưới đặc trưng của miền Bắc.

admin

Recent Posts

Những tiêu chí cần xem xét khi chọn nhà hàng tiệc cưới

Trung tâm hội nghị tiệc cưới GEM Center - địa điểm được nhiều cặp đôi…

8 hours ago

Thực đơn đám cưới ngon, độc đáo và hấp dẫn

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc…

8 hours ago

Cách lựa chọn thực đơn đám cưới cao cấp và sang trọng

Đám cưới là một trong những sự kiện quan trọng và đặc biệt trong cuộc…

8 hours ago

Lựa chọn thực đơn tiệc cưới tại nhà để tiết kiệm chi phí

Tiệc cưới là một trong những dịp quan trọng và đặc biệt trong cuộc đời…

8 hours ago

Nghệ thuật lựa chọn bàn ghế cho tiệc cưới ngoài trời

Tổ chức một tiệc cưới ngoài trời không chỉ đơn thuần là việc sắp xếp…

1 week ago

Bí quyết lựa chọn thực đơn tiệc cưới nhà hàng hài hòa giữa các món ăn

Khi tổ chức tiệc cưới hoàn hảo, việc lựa chọn thực đơn tiệc cưới nhà…

1 week ago